Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
Sau bài học này, HS sẽ:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng khởi, kích thích sự tò mò, vui vẻ của HS trước khi bước vào bài học. b. Cách thức tiến hành - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Tập tầm vông. GV dạy HS bài đồng dao, nói luật chơi, tổ chức cho HS chơi theo nhóm đôi. + Người đố giấu hột nút trong lòng một bàn tay và nắm cả hai tay lại rồi hát: Tập tầm vông Tay không tay có Tập tầm vó Tay có tay không Tay nào có, tay nào không? + Người đoán chỉ một tay của người đố. Nếu đoán đúng, người đoán trở thành người đố, trò chơi lại tiếp tục. + Sau khi chơi, GV giúp HS nhận biết: Khi dự đoán, có thể đoán đúng và cũng có thể đoán sai à Có hai khả năng xảy ra. - GV dẫn dắt HS vào bài học: Ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau đi làm quen với các khả năng xảy ra (có tính ngẫu nhiên) của một sự kiện khi thực hiện thí nghiệm đơn giản; làm quen với việc mô tả các khả năng xảy ra. Chúng ta cùng vào bàiCác khả năng xảy ra của một sự kiện. B. BÀI HỌC VÀ THỰC HÀNH Hoạt động 1: Các khả năng xảy ra: mặt sấp xuất hiện hay mặt ngửa xuất hiện. a. Mục tiêu: HS làm quen với các khả năng xảy ra (có tính ngẫu nhiên) của một sự kiện khi thực hiện thí nghiệm đơn giản. b. Cách tiến hành: - GV cho HS tung đồng xu, thảo luận nhóm đôi để giới thiệu các khả năng xảy ra. - GV mời một HS trình bày, GV ghi chú các tình huống lên bảng lớp. Có bao nhiêu nhóm tung được mặt sấp? Có bao nhiêu nhóm tung được mặt ngửa? Có nhóm nào tung một lần mà vừa được mặt sấp vừa được mặt ngửa luôn không? - GV chốt: Đồng xu có hai mặt: mặt sấp và mặt ngửa nên khi tung đồng xu một lần sẽ xảy ra một trong hai khả năng: mặt sấp xuất hiện hoặc mặt ngửa xuất hiện . Hoạt động 2: Thực hành a. Mục tiêu: HS thực hành làm quen với việc mô tả các khả năng xảy ra. b. Cách tiến hành Bài tập 1: Mỗi hộp có hai quả bóng (như hình vẽ). Không nhìn vào hộp, lấy ra một quả bóng. Hãy nói các khả năng xảy ra về màu của quả bóng được lấy (dùng các từ có thể, chắc chắn, không thể). - GV yêu cầu HS (nhóm bốn) tìm hiểu mẫu, nhậnbiết nhiệm vụ rồi thảo luận. - GV mời đại diện một nhóm trình bày theo yêu cầu của GV trước lớp, đại diện các nhóm khác nhận xét. - GV chữa bài, nhận xét và đánh giá. C. LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: HS thực hành làm quen với việc mô tả các khả năng xảy ra. b. Cách tiến hành Bài tập 1: Câu nào đúng, câu nào sai? Trong hộp có ba thẻ . Không nhìn vào hộp, lấy ra một thẻ. a. Có thể lấy được thẻ mang số 3. b. Chắc chắn lấy được thẻ mang số bé hơn 4. c. Không thể lấy được thẻ mang số 1. - GV yêu cầu HS (nhóm đôi) + Tìm hiểu bài, nhận biết:có mấy khả năng xảy ra? -----------Còn tiếp -------- | - HS tích cực tham gia. - HS lắng nghe. - HS tung đồng xu, trình bày các khả năng xảy ra. - HS tìm hiểu mẫu, nhận biết: + Có hai quả bóng (đỏ và xanh) ở trong hộp; Không nhìn vào hộp, lấy một quả bóng. -----------Còn tiếp -------- |
=> Lúc đặt nhận đủ giáo án ngay và luôn