Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
Sau bài học này, HS sẽ:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: - Tạo tâm thế hứng khởi, kích thích sự tò mò, vui vẻ của HS trước khi bước vào bài học. b. Cách thức tiến hành - GV tổ chức cho HS trò chơi “Thế giới của những phép tính”. + GV chuẩn bị những con số đánh vi tính được dán trên tấm bìa cứng hình tròn. + Cách tiến hành: GV mời 6 em tham gia trò chơi, chia thành 2 đội, mỗi đội 3 em, các bạn còn lại cổ vũ hai đội chơi. + Luật chơi: trong vòng 5p, HS tự tìm số và phép tính để gắn. Đội nào gắn đúng và nhanh hơn thì đội đó thắng cuộc và được nhận quà. - Kết thúc trò chơi, dẫn dắt HS vào bài học: Ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau đi khái quát hoá việc nhân số có năm chữ số với số có một chữ số (không nhớ, có nhớ không quá hai lần và nhớ không liên tiếp); giải quyết các vấn đề đơn giản liên quan đến đo lường, ý nghĩa phép tính. Chúng ta cùng vào bàiNhân số có năm chữ số với số có một chữ số. B. BÀI HỌC VÀ THỰC HÀNH Hoạt động 1: Xây dựng biện pháp nhân các số có năm chữ số với số có một chữ số. a. Mục tiêu: HS xây dựng biện pháp nhân các số có năm chữ số với số có một chữ số (không nhớ, có nhớ không quá hai lần và nhớ không liên tiếp). b. Cách tiến hành: - GV phổ biến nhiệm vụ: Áp dụng cách đặt tính đã học, thực hiện các phép tính 14 213 2 và 31 524 3 Giải thích “nhớ”, “thêm vào tích” - GV mời các HS trình bày trước lớp, các em có thể giải thích bằng các cách khác nhau: + Dùng các thẻ số để hỗ trợ. + Có thể giải thích trên phép tính (dọc) đã thực hiện. - GV giới thiệu biện pháp tính: Để thực hiện phép nhân 14 213 2 ta có thể làm như sau (GV vừa nói vừa viết): + Đặt tính: viết thừa số thứ nhất ở trên, viết thừa số thứ hai ở dưới – thẳng với hàng đơn vị của thừa số thứ nhất, viết dấu nhân, kẻ vạch ngang. + Tính: từ phải sang trái. GV mời một số HS nêu lại cách thực hiện phép nhân như trên. - Kiểm tra: Cả lớp cùng đếm các thẻ số để khẳng định kết quả đúng. GV hướng dẫn với phép tính 14 213 2 có thể thực hiện theo trình tự: + HS đặt tính rồi tính. + Dùng đồ dùng học tập để kiểm chứng kết quả. - GV yêu cầu HS thực hiện tương tự như vậy với phép nhân 31 524 3. - GV giải thích tại sao lại “thêm” vào tích ở bước tiếp theo khi “nhớ” trong quá trình tính. Hoạt động 3: Thực hành. a. Mục tiêu: HS thực hành nhân các số có năm chữ số với số có một chữ số (không nhớ, có nhớ không quá hai lượt, không liên tiếp). b. Cách tiến hành: Bài tập 1: Đặt tính rồi tính 20 300 3 809 8 10 810 6 13 090 6 10 109 9 13 014 7 - GV yêu cầu HS nhận biết yêu cầu. - GV: Ở bài đặt rồi tính cần lưu ý điều gì? - GV mời đại diện 3 HS lên bảng trình bày (mỗi HS làm 2 ý), các bạn khác tự làm vào bảng con. - GV mời một HS nhận xét phần trình bày của các bạn. - GV sửa bài, lưu ý luôn nhận xét và chỉnh sửa việc đặt tính và tính. C. LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: HS vận dụng: - Nhân các số có năm chữ số với số có một chữ số (không nhớ, có nhớ không quá hai lần, không liên tiếp). - Thực hiện tính nhẩm, tính giá trị của biểu thức, sử dụng mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia. - Giải quyết các vấn đề đơn giản liên quan đến đo lường, ý nghĩa phép tính. - Củng cố việc tính toán với chu vi hình vuông. b. Cách tiến hành Bài tập 1: Tính nhẩm 30 3 3000 3 30 000 3 50 4 500 4 5000 4 - GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân, tìmhiểu bài, nhận biết: tính nhẩm - GV yêu cầu HS thực hiện nhóm đôi (coi chục, trăn, nghìn,… là đơn vị đếm): đọc phép tính và nói kết quả cho bạn nghe. - GV sửa bài, chốt cách nhân nhẩm với số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn, tròn chục nghìn. Bài tập 2: Tìm các biểu thức có giá trị bằng nhau
- GV yêu cầu HS tạo nhóm đôi tìm hiểu bài, nhận biết yêu cầu, thảo luận, tìm cách giải quyết; sau đó thực hiện cá nhân rồi chia sẻ nhóm đôi. - GV hướng dẫn HS có thể thực hiện theo các cách khác nhau: + Tính giá trị các biểu thức. + Dựa vào tính chất phép tính. - GV sửa bài, yêu cầu HS giải thích tại sao lại chọn như vậy Bài tập 3: Nêu số đo thích hợp - GV yêu cầu HS đọc đề, quan sát bảng, thực hiện cá nhân rồi chia sẻ nhóm bốn. -----------Còn tiếp -------- | - HS tích cực tham gia. - HS lắng nghe. - HS: + Nhận biết: Nhân số có năm chữ số với số có một chữ số. + Thảo luận: Thực hiện phép nhân như vẫn làm. + Thực hiện cá nhân: Đặt rồi tính (bảng con). - HS đặt tính: + 2 nhân 3 bằng 6, viết 6. + 2 nhân 1 bằng 2, viết 2. + 2 nhân 2 bằng 4, viết 4. + 2 nhân 4 bằng 8, viết 8. + 2 nhân 1 bằng 2, viết 2. - HS đếm các thẻ số để kiểm tra kết quả. - HS thực hiện tương tự vào bảng con với phép nhân 31 524 3. - HS lắng nghe GV giải thích. - HS: Ở bài đặt tính cần lưu ý: + Đặt tính thẳng cột + Khi tính luôn lưu ý việc “có nhớ” - HS trình bày:
20 300 3 = 60 9000; 809 8 = 6 472; 10 810 6 = 64 860; 13 090 6 = 78 540; 10 109 9 = 90 981; 13 014 7 = 91 098. - HS tính nhẩm: 30 3 = 90 3 000 3 = 9 000 30 000 3 = 90 000 50 4 = 200 500 4 = 2 000 5 000 4 = 20 000 - HS tính giá trị các biểu thức: A. 15 000 4 = 60 000; B. 8 070 8 = 64 560; C. 9 100 (3 2) = 9 100 6 = 54 600; D. 5 000 4 + 43 000 = 20 000 + 43 000 = 63 000; L. 8 8 070 = 64 560; M. 9 100 3 2 = 27 300 2 = 54 600; N. 30 000 + 30 000 = 60 000; O. 7 9 000 = 63 000. - HS trình bày: A à N (tính nhẩm) B à L (giao hoán) C à M (kết hợp) D à O (tính nhẩm) - HS trình bày: - HS tính cạnh rồi trình bày lại cách làm. - HS tìm hiểu bài: Tóm tắt: Ngày đầu: nhập 36 250 quả trứng -----------Còn tiếp -------- |
=> Lúc đặt nhận đủ giáo án ngay và luôn