Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
Học xong bài này, HS cần đạt:
- Vận dụng được các quy tắc tính giá trị của biểu thức đã học.
- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.
- Năng lực chung:
- Năng lực riêng:
- Đối với giáo viên : Giáo án, sgk, thẻ và hình ảnh liên quan đến bài học
- Đối với học sinh : sgk, dụng cụ học tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
A. KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo hứng thú học tập cho học sinh trước bài học. b. Cách thức thực hiện - HS chơi trò chơi “Ai nhanh, ai đúng” theo nhóm (2 tổ là 1 nhóm): + Một nhóm nhận bộ thẻ ghi tên các “quy tắc tính giá trị của biểu thức” đã học. Nhóm thứ hai nhận một bộ thẻ ghi lời phát biểu về các quy tắc này. + Một thành viên nhóm này đưa ra thẻ ghi tên thì thành viên nhóm kia đưa ra thẻ ghi lời phát biểu. + Nhóm nào trả lời nhanh và đúng thì thắng cuộc. (quy tắc tính từ trái sang phải ; quy tắc nhân, chia trước; rồi thực hiện cộng, trừ sau ; quy tắc tính giá trị của biểu thức khi có dấu ngoặc)
- GV nhận xét, đánh giá.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH, LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: HS sử dụng các quy tắc tính giá của các biểu thức đã học vào bài tập tính toán, bài toán liên quan đến thực tế. b. Cách thức thực hiện - GV chia cả lớp thành 4 nhóm (mỗi tổ là 1 nhóm). HS nhận biết yêu cầu của bài toán, vận dụng các quy tắc đã học để tính giá trị của các biểu thức nêu trong đề bài. + “Tính từ trái sang phải” với các bài tập: 948 – 429 + 479 ; 424 : 2 × 3 ; 100 : 2 : 5. + “Nhân, chia trước; rồi thực hiện cộng, trừ sau” với bài tập: 750 – 101 × 6. + “Quy tắc tính giá trị của biểu thức khi có dấu ngoặc” với các bài tập: 998 – (302 + 685) ; (421 – 19) × 2. - GV lấy kết quả của 2 nhóm nhanh nhất, 2 nhóm còn lại nhận xét. Bài 1: Tính giá trị của các biểu thức sau:
- GV chữa bài và lưu ý các quy tắc. + “Tính từ trái sang phải” đối với biểu thức số chỉ có phép tính cộng, trừ hoặc nhân, chia. + “Nhân, chia trước; rồi thực hiện cộng, trừ sau” đối với các biểu thức số có cả phép tính công, trừ, nhân, chia. + “Quy tắc tính giá trị của biểu thức khi có dấu ngoặc” đối với các biểu thức số có dấu ngoặc.
- GV yêu cầu HS làm a), b) và rút ra nhận xét. Bài 2: a) Tính giá trị của các biểu thức sau: b) Nhận xét về giá trị của các biểu thức trong từng cột ở câu a. c) Lấy ví dụ tương tự như các biểu thức ở câu a.
- GV chốt lại nhận xét: Trong các biểu thức chỉ chứa các dấu cộng thì giá trị của biểu thức là không thay đổi khi vị trí các dấu ngoặc thay đổi.
- GV hướng dẫn HS tương tự như bài 2. HS tính rồi rút ra nhận xét. Bài 3: a) Tính giá trị của các biểu thức sau: b) Nhận xét về giá trị của các biểu thức trong từng cột ở câu a. -----------Còn tiếp -------- |
- HS tích cực tham gia.
- HS lắng nghe và ghi bài.
- HS lắng nghe và thực hiện nhiệm vụ.
a) 948 – 429 + 479 = 519 + 479 = 998 424 : 2 × 3 = 212 × 3 = 636 b) 750 – 101 × 6 = 750 - 606 = 144 100 : 2 : 5 = 50 : 5 = 10 c) 998 – (302 + 685) = 998 – 987 = 11 (421 – 19) × 2 = 402 × 2 = 804
- HS lắng nghe và chữa bài.
a) (300 + 70) + 500 = 370 + 500 = 870 300 + (70 + 500) = 300 + 570 = 870 (178 + 214) + 86 = 392 + 86 = 478 178 + (214 + 86) = 178 + 300 = 478 b) Nhận xét: (300 + 70) + 500 = 300 + (70 + 500) (178 + 214) + 86 = 178 + (214 + 86) c) HS lấy ví dụ tương tự ở câu a.
- HS lắng nghe và tiếp nhận. -----------Còn tiếp -------- |
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác