Bài soạn lớp 6: Sự việc và nhân vật trong văn tự sự

Soạn văn 7 tập 2 ngắn nhất

[toc:ul]

I. Đặc điểm sự việc và nhân vật trong văn tự sự

1. Sự việc trong văn tự sự

Ví dụ 1:

a. Sự việc khởi đầu, phát triển, cao trào và kết quả trong truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh”:

  • Sự việc mở đầu: Vua Hùng kén rể cho con gái
  • Sự việc phát triển:
    • Sơn Tinh và Thủy Tinh đến cầu hôn
    • Vua Hùng ra điều kiện chọn rể.
    • Sơn Tinh đến trước cưới được Mị Nương
    • Thủy Tinh đến sau, tức giận đánh Sơn Tinh.
  • Sự việc cao trào: Hai bên giao chiến hàng tháng trời, cuối cùng Thủy Tinh thua, rút về
  • Kết quả: Hàng năm Thủy Tinh cứ làm giông bão, dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng đều thua.

b. Sáu yếu tố trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh là:

    • Sự việc do: Sơn Tinh Thủy Tinh làm
    • Sự việc diễn ra ở đời Hùng Vương thứ mười tám
    • Sự việc diễn ra: khi vua Hùng kén rể cho con gái
    • Diễn biến: Sơn Tinh đến trước được vợ, Thủy Tinh đến sau tức giận, dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng đều bị thua
    • Kết quả: hằng năm Thủy Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh, nhưng đều thua
    • Nguyên nhân: Do hai chàng cùng cầu hôn nhưng vua chỉ có một người con gái
  • Theo em, không thể bỏ yếu tố thơi gian và địa điểm trong truyện này vì đây là 2 trong 6 yếu tố để giúp cho truyện cụ thể, sáng tỏ. Nếu bỏ đi thì chuyện sẽ không sẽ trở nên khó hiểu.
  • Việc giới thiệu Sơn Tinh có tài là để thi tài và chiến thắng Thủy Tinh.
  • Nếu bỏ chi tiết vua Hùng ra điều kiện kén rể thì không biểu hiện được sự “thiên vị” của vua giành cho Sơn Tinh. Bởi mọi sản vật vua yêu cầu, Sơn Tinh có khả năng thực hiện dễ hơn Thủy Tinh.
  • Thủy Tinh giận rất có lí vì cơn ghen, vì tự ái, cay cú thua cuộc.

2. Nhân vật trong văn tự sự

  • Các nhân vật trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh: Sơn Tinh, Thủy Tinh, vua Hùng, Mị Nương, Lạc Hầu
  • Nhân vật chính và có vai trò trong truyện là Sơn Tinh, Thủy Tinh
  • Sơn Tinh và Thủy Tinh được nói đến nhiều nhất
  • Nhân vật phụ là vua Hùng. Sự góp mặt của nhân vật phụ là cần thiết. Bởi chính nhân vật phụ chỉ giúp nhân vật chính hoạt động.

b. Nhân vật trong văn tự sự được kể:

STT

Nhân vật

Tên gọi

Lai lịch

Tài năng

 

1

Sơn Tinh

Sơn Tinh

ở vùng núi Tản Viên

Có nhiều tài lạ

Mang sính lễ đến cầu hôn…

2

Thủy Tinh

Thủy Tinh

Ở miền biển Đông

Có nhiều tài lạ

Mang sính lễ đến cầu hôn…

3

Vua Hùng

Vua Hùng

Thứ 18

 

Kén rể…

4

Mị Nương

Mị Nương

Con gái Vua Hùng

 

 

5

Lạc Hầu

Lạc Hầu

 

 

 

Ghi nhớ:

  • Sự việc trong văn tự sự được trình bày một cách cụ thể: sự việc xảy ra trong thời gian, địa điểm cụ thể, do nhân vật cụ thể thực hiện, có nguyên nhân, diễn biến, kết quả… Sự việc trong văn tự sự được sắp xếp theo một trật tự, diễn biến sao cho thể hiện được tư tưởng mà người kể muốn biểu đạt,
  • Nhân vật trong văn tự sự là kẻ thực hiện các sự việc và là kẻ được thể hiện trong băn bản. Nhân vật chính đóng vai trò chủ yếu trong việc thể hiện tư tưởng của văn bản. Nhân vật phụ chỉ giúp nhân vật chính hoạt động. Nhân vật được thể hiện qua tên gọi, lai lịch, tính nết, hình dáng…

[Luyện tập] Câu 1: Chỉ ra những việc mà các nhân vật trong ...

Chỉ ra những việc mà các nhân vật trong truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh đã làm:

Vua Hùng:

Mị Nương:

Thuỷ Tinh:

a. Vai trò, ý nghĩa của nhân vật.

b. Tóm tắt truyện theo sự việcgắn với nhân vật chính.

c. Tại sao truyện lại gọi Sơn Tinh, Thủy Tinh? Nếu đổi bằng các tên sau có được không

Vua Hùng kén rể

Truyện Vua Hùng, Sơn Tinh và Thủy Tinh

Bài ca chiến công của Sơn Tinh

Trả lời:

a. Vai trò, ý nghĩa của các nhân vật.

  • Vua Hùng: kén rể, thử tài, thách cưới
  • Mị Nương: không
  • Sơn Tinh: đem đầy đủ lễ vật đến trước, rước Mị Nương về núi, vẫy tay làm đất nổi cồn núi, dùng phép lạ bốc đồi, dời núi, dựng thành luỹ đất, ngăn chặn dòng nước lũ chống trả Thuỷ Tinh.
  • Thuỷ Tinh: mang lễ vật đến sau, đem quân đuổi theo cướp Mị Nương, gọi gió, hô mưa, dâng nước sông cuồn cuộn lên đánh Sơn Tinh., hằng năm làm mưa gió, bão lụt trả thù.

=> Vai trò:

  • Quyết định phần chính yếu của câu truyện.
  • Nói lên thái độ người kể.
  • Giải thích hiện tượng lũ lụt.
  • Hai nhân vật còn lại chỉ tạo nguyên nhân cho câu chuyện phát triển, tạo nên sự đối đầu của Sơn Tinh và Thủy Tinh.

=> Ý nghĩa: nhân vật Sơn Tinh, qua việc làm, thể hiện mong ước chế ngự thiên tai của người Việt cổ khi đánh thắng Thuỷ Tinh.

b. Tóm tắt truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh:

Sơn Tinh và Thủy Tinh một người chúa miền non cao, một người chúa miền nước thẳm, cả hai đều có tài lạ. Nghe tin vua Hùng đang kén rể cho Mị Nương. Hai chàng cùng đến cầu hôn và thể hiện tài năng của mình. Vua Hùng không biết chọn ai từ chối ai, liền ra điều kiện sính lễ . Ngày mai ai mang sính lễ đến trước sẽ được cưới Mị Nương.

Sớm hôm sau Sơn Tinh mang lễ vật đến trước cưới được Mị Nương. Thủy Tinh đến sau không lấy được vợ dâng nước đuổi đánh Sơn Tinh để cướp Mị Nương. Sơn Tinh bốc đồi ,dời núi đánh trả quyết liệt. Thủy Tinh thua trận, ôm hận, hàng năm lại dâng nước lên đánh Sơn Tinh nhưng đều thất bại.

c. Tác giả đặt tên truyện là Sơn Tinh, Thủy Tinh vì: Đó là tên nhân vật chính của truyện. Mặt khác, các tác phẩm dân gian thường lấy tên nhân vật chính.

Nếu đổi tên truyện thành:

  • Vua Hùng kén rể: Không được vì truyện không bộc lộ được chủ đề.
  • Truyện vua Hùng, Mị Nương, Sơn Tinh và Thủy Tinh: Không được vì tên vừa dài dòng vừa đánh đồng các nhân vật chính với nhân vật phụ.
  • Bài ca chiến công của Sơn Tinh: có thể đặt tên truyện như vậy vì truyện nhăm ca ngơi chiến thắng của Sơn Tinh và nhân dân ta trong công cuộc đấu tranh chống thiên tai bão lụt sảy ra hàng năm.

=>Cái tên Sơn Tinh, Thủy Tinh vẫn hợp nhất với nội dung câu chuyện.

[Luyện tập] Câu 2: Cho nhan đề truyện: “Một lần không vâng lời”...

Cho nhan đề truyện: “Một lần không vâng lời”.  Em hãy tưởng tượng một câu chuyện theo nhan đề ấy. Em dự định sẽ kể sự việc gì, diễn biến ra sao, nhân vật của em là ai?

Trả lời:

  • Nhân vật chính: Em
  • Nhân vật phụ: Mẹ em, cô giáo em, bạn cùng lớp…
  • Sự việc chính:

1. Mẹ cho tiền đóng học

2. Gặp bạn , bạn rủ đi đánh điện tử

3. Cô giáo điện thoại thông báo em chưa đóng tiền lại bỏ học

4. Mẹ hỏi em không biết giải thích hợp lý khiến mẹ buồn.

5. Em ân hận về những việc làm của mình.

Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Bài soạn văn 6


Copyright @2024 - Designed by baivan.net